Lãi suất là gì?
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định được sinh ra từ giao dịch vay nợ giữa bên vay và bên cho vay. Số tiền này được gọi là tiền lãi mà người vay tiền cần phải trả cho người cho vay.
Lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhâm với số tiền gốc theo một thời gian cụ thể được hai bên quy ước thỏa thuận. Thời gian này thường được tính theo tháng hoặc năm.
Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa tiền vốn gửi vào ngân hàng hoặc tiền ngân hàng cho vay với mức lãi trong một thời kỳ nhất định hoặc theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng. Lãi suất thể hiện tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong khoảng thời gian thường là một năm.
Các loại lãi suất phổ biến và cách tính
1. Dựa vào tính chất khoản vay
– Lãi suất tiền gửi (lãi suất tiết kiệm): là lãi suất ngân hàng phải trả cho các khoản tiền mà khách hàng đã gửi vào ngân hàng. Có nhiều mức lãi suất tiết kiệm khác nhau tùy vào từng yếu tố như thời hạn gửi, quy mô tiền gửi, gửi không kỳ hạn hay gửi tiết kiệm…
– Lãi suất cho vay: là lãi suất người đi vay tiền của ngân hàng phải trả cho ngân hàng. Mức lãi suất này tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, sự thỏa thuận của hai bên và tùy vào hình thức, mục đích vay.
– Lãi suất cơ bản: lãi suất này được ngân hàng dùng để làm cơ sở ấn định lãi suất kinh doanh của mình.
– Lãi suất cho vay ngân hàng (lãi suất tín dụng): người vay tiền phải trả cho ngân hàng khi vay. Được chia thành nhiều mức lãi dựa theo hình thức vay là vay kinh doanh, trả góp, vay qua thẻ tín dụng, vay ngắn hạn…
– Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất các ngân hàng vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng.
– Lãi suất chiết khấu: là lãi suất khách hàng phải trả cho ngân hàng khi vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán. Đặc biệt mức lãi suất này được trả trước cho ngân hàng.
– Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất của ngân hàng trung ương áp dụng với các ngân hàng thương mại cho vay bằng hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này.
2. Dựa vào giá trị thực của tiền lãi
– Lãi suất danh nghĩa: lãi suất này được tính theo giá trị danh nghĩa, chưa điều chỉnh bởi ảnh hưởng của lạm phát, được thể hiện trên quy ước giấy tờ đã được thỏa thuận trước.
– Lãi suất thực tế: là lãi suất được tính toán lại sau khi lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Dựa vào mối liên hệ giữa 2 lãi suất này, ta có công thức:
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát
Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì chi phí đi vay sẽ được giảm đi. Lãi suất thực tế là yếu tố quan trọng nhất, nó giúp chúng ta tính toán hiệu quả của một quyết định kinh tế. Lãi suất thực tế là cơ sở chỉ dẫn người dân tốt hơn để đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán hay mua trái phiếu chính phủ, gửi tiền hay vay tiền từ ngân hàng…
3. Dựa vào loại tiền cho vay
– Lãi suất nội tệ: là lãi suất đi vay và cho vay bằng nội tệ.
– Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất đi vay và cho vay bằng đồng ngoại tệ.
Dựa vào mối liên hệ giữa hai loại lãi suất này, ta có công thức tính:
Lãi suất nội tệ = Lãi suất ngoại tệ + Mức tăng giá dự tính của tỷ giá hối đoái
4. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
– Lãi suất cố định: là lãi suất được ấn định cụ thể trong hợp đồng vay, nó không bị thay đổi bởi những biến động của lãi suất thị trường. Tiền lãi sẽ được biết trước và luôn cố định, lãi suất này thường được áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.
Ví dụ:
Một người khi vay với số tiền 15 triệu của ngân hàng trong vòng 1 năm, lãi suất cố định 12%/ năm.
Số tiền người đó đóng hàng tháng = (Tiền gốc + lãi)/tháng = 15tr/12 tháng + 15tr*1%/tháng = 1,4 triệu đồng.
– Lãi suất thả nổi: lãi suất thả nổi sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, nó biến động lên hoặc xuống theo lãi suất thị trường. Lãi suất này được điều chỉnh dựa theo thỏa thuận của ngân hàng và khách hàng được quy định rõ trong hợp đồng. Kỳ điều chỉnh lãi suất có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần.
Ví dụ:
Một người vay cũng với số tiền 15 triệu đồng trong 1 năm nhưng trong 6 tháng đầu chịu lãi suất 0,8%/tháng, 6 tháng sau lãi suất thả nổi và ước tính 1,25%/tháng.
Số tiền người đó cần trả hàng tháng trong giai đoạn 6 tháng đầu là: 15tr/12 tháng + 15tr*0,8% = 1.370.000 đồng.
Số tiền trả hàng tháng trong 6 tháng sau: 15tr/12 tháng + 15tr*1.25% = 1.437.500 đồng.
So với lãi suất cố định thì số tiền khách hàng phải trả trong 6 tháng đầu sẽ ít hơn nhưng đến tháng thứ 7 trở đi thì chắc chắn sẽ cao hơn.
Khi lãi suất thị trường tăng, người đi vay chịu thiệt và ngược lại khi lãi suất giảm, người đi vay được lợi.
5. Căn cứ phạm vi tín dụng trong nước hay quốc tế
– Lãi suất quốc gia: là mức lãi suất cho các hợp đồng tín dụng trong nước.
– Lãi suất quốc tế: là lãi suất được dùng trong các hợp đồng quốc tế. Lãi suất phổ biến là LIBOR (lấy trên thị trường liên ngân hàng London), SIBOR (trên thị trường Singapore), TIBOR (trên thị trường Tokyo), NIBOR (trên thị trường NewYork).
Xem cụ thể Cách tính lãi suất ngân hàng theo kỳ hạn, tháng, năm
Ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế
Lãi suất chính là yếu tố vô cùng quan trọng nó có thể có lợi hoặc có hại cho nền kinh tế. Việc sử dụng lãi suất một cách thông minh là điều vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế của một quốc gia.
Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
– Cung – cầu quỹ cho vay.
– Mức lạm phát dự tính.
– Mức rủi ro.
– Kỳ hạn lãi suất.
– Các chính sách vi mô và vĩ mô được đề xuất và thực hiện bởi Chính phủ.
– Chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung Ương.
– Sự phát triển nền kinh tế.
Lãi suất ảnh hưởng đến hình thức cho vay
Trong các hình thức vay nợ hay giao dịch tín dụng:
– Nếu lãi suất tăng thì khả năng vay sẽ giảm, nhu cầu gửi tiền tiết kiệm sẽ tăng, tiêu dùng giảm, ảnh hưởng đến cầu trong dòng chảy lưu thông tiền tệ.
– Ngược lại, nếu lãi suất giản thì nhu càu vay sẽ càng cao, tiền gửi tiết kiệm giảm, cung tăng có nguy cơ dẫn đến lạm phát.
Lãi suất tác động đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái của các quốc gia cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ trong việc tăng giảm lãi suất. Nếu lãi suất trong nước tăng hơn ngoài nước, dòng vốn nước ngoài sẽ xuất hiện nhiều hơn, làm giảm tỷ giá nội tệ và ngoại tệ, giá trị đồng nội tệ giảm, sản lượng xuất khẩu ròng bị tác động đi xuống, tổng cầu giảm theo, sinh lạm phát.