Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

2022-10-24 13:04:00

Đang nằm hoặc ngồi bỗng đứng dậy thì thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mắt tối sầm là hiện tượng mà rất nhiều gặp phải. Vậy nguyên nhân nào gây ra vấn đề này? Liệu có phải là dấu hiệu cảnh báo đang mắc bệnh gì không? Làm thế nào để điều trị & phòng tránh hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này

I – Nguyên nhân ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt, chóng mặt


Hiện tượng cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, choáng váng khi đứng dậy lúc đang nằm hoặc ngồi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do huyết áp bị giảm đột ngột hay còn gọi là chứng hạ huyết áp tư thế đứng. Cụ thể khi bỗng dưng chuyển tư thế từ nằm, ngồi sang đứng dậy nhanh chóng thì lượng máu trong cơ thể sẽ tạm thời bị dồn xuống phần dưới cơ thể. Lúc này huyết áp và lượng máu bơm lên não, mắt cũng sẽ đột ngột bị suy giảm và gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Sau đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng nhịp tim, thu hẹp mạch máu để ổn định lại huyết áp & ngăn chặn các triệu chứng phát triển. Do đó hiện tượng chóng mặt, choáng váng khi đột ngột đứng lên thường chỉ kéo dài vài giây.



Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể dẫn tới hiện tượng đứng lên ngồi xuống bị hoa mắt chóng mặt, bao gồm:


  1. Cơ thể mất nước: Vì một lý do nào đó như môi trường quá nóng, không uống đủ nước,… khiến lượng nước trong cơ thể suy giảm sẽ khiến huyết áp tụt uống gây hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra mất nước cũng khiến ít đổ mồ hôi dẫn tới cơ thể khó làm mát hơn, từ đó có thể gây xáo trộn trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể.
  2. Sử dụng rượu bia: Rượu sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể bị thu hẹp dẫn tới giảm lượng máu lưu thông. Do đó bạn sẽ dễ bị chóng mặt, choáng váng mỗi lần đứng dậy sau khi uống rượu
  3. Tác dụng phụ của thuốc: Khi thuốc vào cơ thể chúng ta mặc dù có những lợi ích chữa bệnh song cũng kéo theo một số tác động xấu đến não bộ, tai, việc điều hòa các hormone trong cơ thể. Từ đó dẫn đến hệ lụy là những cơn chóng mặt, cảm giác nôn nao muốn ói mửa. Đặc biệt chúng ta cần lưu ý các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, kháng sinh, chữa bệnh mạn tính, ung thư. Để khắc phục điều này các bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng hay chuyển sang loại thuốc mới có công dụng tương tự cho người bệnh.
  4. Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm: Đây tưởng chừng là những vấn đề tâm lý đơn giản nhưng trên thực tế chúng không hề tốt cho sức khỏe thể chất của con người. Nhất là tới hệ thần kinh gây ra cơn chóng mặt với các triệu chứng khó chịu.


II – Ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không?




  • Người lớn tuổi: Khi cơ thể già đi thì các mạch máu có thể trở nên kém đàn hồi hơn, từ đó khả năng điều chỉnh huyết áp để đáp ứng với những thay đổi về tư thế có thể giảm đi.
  • Những người đang mắc bệnh: Một số bệnh lý có thể góp phần gây hạ huyết áp thế đứng, bao gồm bệnh Parkinson, teo đa hệ thống, tiểu đường, bệnh thần kinh, rối loạn hệ thần kinh tự trị và các bệnh tim mạch.
  • Những người đang dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp và làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng. Chúng có thể bao gồm thuốc hạ huyết áp (thuốc huyết áp), thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc điều trị rối loạn cương dương.
  • Những người bị mất nước hoặc mất máu: Mất nước hoặc mất máu đáng kể có thể làm giảm thể tích máu, dẫn đến huyết áp thấp và khả năng bị hòa mắt chóng mặt khi ngồi dậy cao hơn


Do vậy điều quan trọng là người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân và được tư vấn phương án điều trị, đặc biệt là những người có kèm thêm các triệu chứng sau:


  • Chất thải (phân) có màu đen hoặc có lẫn máu
  • Khả năng giữ thăng bằng kém, đi lại khó khăn
  • Ngực có cảm giác khó chịu, đau nhức



III – Bị chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống phải làm sao?


Để tình trạng đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt không còn quấy rầy nữa chúng ta có thể thay đổi lối sống, cách sinh hoạt. Những lời khuyên hữu ích sau sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được tình hình.


  • Chuyển tư thế chậm rãi: Quan trọng nhất để tránh bị chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống là bạn cần chuyển tư thế chậm rãi. Nếu đang ngồi hãy chống tay vào gối, ngả về phía trước rồi chầm chập đứng dậy. Nếu đang nằm thì dành vài phút để chuyển sang tư thế đứng. Điều này cho phép cơ thể bạn điều chỉnh theo sự thay đổi vị trí và có thể giúp ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột.
  • Dùng một số bài tập hỗ trợ: Nếu bạn đang ngồi và muốn đứng dậy, hãy nâng lên hạ xuống đầu gối liên tục trong khoảng 40 giây rồi mới đứng dậy. Hoặc ngay khi đứng dậy bạn hãy bắt chéo 2 chân và đứng thẳng.
  • Kê cao đầu: Nếu bạn bị chóng mặt, hoa mắt chủ yếu là khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thử sử dụng một chiếc gối cao hơn. Khi bạn ngủ với tư thế đầu cao, nó sẽ tạo ra sự chuyển đổi dần dần từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Điều này cho phép cơ thể bạn điều chỉnh chậm hơn với những thay đổi về lưu lượng máu và áp suất, giảm khả năng tụt huyết áp đột ngột và chóng mặt khi ngồi dậy
  • Sử dụng tất nén: Thiết kế của các loại tất sẽ có áp lực cao nhất ở mắt cá chân và giảm dần lên trên về phía đùi. Cấu trúc này giúp ép các tĩnh mạch và cơ bắp, tăng cường đưa máu trở lại tim. Từ đó tất nén sẽ chống lại sự dồn máu ở cẳng chân, điều này có thể góp phần làm giảm huyết áp và chóng mặt.
  • Uống nhiều nước: Mất nước có thể góp phần gây hạ huyết áp thế đứng và chóng mặt. Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ lượng chất lỏng trong suốt cả ngày. Tránh tiêu thụ quá nhiều rượu và caffein, vì chúng có thể góp phần làm mất nước.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn bao gồm đủ lượng chất dinh dưỡng, bao gồm cả muối, có thể giúp duy trì thể tích máu và huyết áp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường cơ bắp và tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các bài tập phù hợp và an toàn cho bạn.
  • Kiểm tra loại thuốc đang sử dụng: Nếu bạn nghi ngờ rằng một số loại thuốc có thể khiến bạn chóng mặt khi ngồi dậy, hãy liên hệ và hỏi các bác sĩ chuyên khoa. Họ có thể xem xét chế độ dùng thuốc của bạn và điều chỉnh phù hợp hơn


Có đến hơn 80% các trường hợp chóng mặt là do thiếu máu lên não, cụ thể hơn là do thiếu máu lên hệ tiền đình. Bao gồm cả chóng mặt khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống. Như vậy cách hiệu quả nhất để kiểm soát hiệu quả các cơn chóng mặt dai dẳng này là tăng cường máu lên não, nhất là bộ phận tiền đình nằm sâu bên trong không nhận đủ oxy, dinh dưỡng để hoạt động bình thường để không gây ra triệu chứng khó chịu như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai.


Để xử lý được nguyên nhân chủ yếu này thì sử dụng đông y bổ huyết, hoạt huyết là cần thiết. Tuy nhiên, không phải đông y nào cũng hiệu quả. Chỉ có Viên chóng mặt Ngự y mật phương – Đông y thế hệ 2 giúp tăng cường máu lên não, lên hệ tiền đình mới mang lại hiệu quả vượt trội, toàn diện, lâu dài. Người bệnh sẽ thấy giảm hẳn những cơn chóng mặt sau 2 – 5 ngày dùng. Dùng đúng và đủ liệu trình sẽ hạn chế tối đa chóng mặt bị lại.


Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt tuyệt đối không được chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt. Chúng ta nên kết hợp song song việc dùng thuốc, thiết lập và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh chính là “vũ khí đắc lực” để chiến thắng bệnh.


DS. Trang

Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại