Người Phát Minh Ra Vắc Xin, Vai Trò Của Vắc Xin

Những Đại Dịch Đã Từng Có

Bệnh Đậu Mùa

Các nhà khoa học đã tìm ra vaccine cho bệnh đậu mùa vào năm 1796, tuy nhiên dịch bệnh này vẫn lan rộng trên toàn thế giới. Thậm chí, vào năm 1967, một vụ dịch nổ ra đã làm 2 triệu người thiệt mạng, và gây ra một cơn ác mộng đối với toàn nhân loại. Ngày nay, virus Đậu mùa chỉ còn tồn tại trong những phòng thí nghiệm dùng cho nghiên cứu, và chúng cũng được bảo mật cực kỳ nghiêm ngặt.

Đại Dịch AIDS

Ma túy, mại dâm cũng như việc tái sử dụng kim tiêm một cách vô tội vạ, chính con người đã tự mình dọn đường để căn bệnh này lây lan với tốc độ chóng mặt. Cho đến nay, vẫn chưa có một phương thuốc nào có thể tiêu diệt hoàn toàn HIV. Tuy nhiên đã có nhiều loại thuốc giúp ngăn chặn virus HIV phát triển và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Dịch Cúm 1918

Nguyên nhân của trận cúm này do một chủng virus cúm mới – A H1N1. Đây là một loại cúm gia cầm, do các virus này lây sang người từ gia cầm. Dịch cúm thường có xu hướng lắng xuống sau một năm, khi virus biến đổi thành các chủng khác, ít nguy hiểm hơn. Ngày nay, hầu hết mọi người đều mang trong mình miễn dịch với virus cúm A H1N1.

Dịch Hạch – Cái Chết Đen

Bệnh dịch hạch đã lan đến châu Âu vào tháng 10 năm 1347, khi 12 con tàu từ Biển Đen cập cảng Messina của Sicilia. Mọi người có mặt ở bến cảng lúc đó đã gặp phải một điều kinh hoàng: hầu hết các thủy thủ trên những con tàu này đã chết, những người còn sống thì cũng đang bị bệnh nặng, toàn thân bao phủ bởi những nhọt đen rỉ máu và mủ. Chính quyền Sicilia đã nhanh chóng đưa hạm đồi tàu tử thần ra khỏi cảng, nhưng đã quá muộn. Căn bệnh chết người đó đã lây lan và giết chết hơn 20 triệu người ở châu Âu. Bệnh dịch hạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người, nó chỉ đứng sau bệnh đậu mùa. Dịch hạch còn được biết với cái tên “Cái chết Đen”.

Bệnh Sốt Rét

Chỉ riêng mình cuộc Nội chiến Mỹ, nhiều số liệu thống kê đã ghi nhận lại gần 1.5 triệu ca bệnh, và hơn 10.000 trường hợp tử vong trong số đó. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sốt rét đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng của Anh, Pháp và Đức suốt gần 3 năm. Ngày nay, sốt rét vẫn là vấn đề nhức nhối của nhân loại. Mỗi năm, từ 350 đến 500 triệu trường hợp mắc sốt rét được ghi nhận ở khu vực châu Phi.

Bệnh Lao

Lao là một trong những căn bệnh nan y nhất. Khi những phương pháp chữa trị hiện đại chưa xuất hiện, những người được chuẩn đoán mắc bệnh lao gần như nắm chắc cái chết. Gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis, bệnh lây lan từ người này sang người khác qua đường không khí. Đến tận thế kỷ 19, Lao được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (10% trong tổng số) ở Mỹ.

Dịch Tả

Với điều kiện sống tốt hơn, bệnh tả đã dần biến mất. Tuy nhiên vào năm 1991, một dịch tả đã bùng phát và có 300.000 ca bệnh khiến cho 4.000 người tử vong trong năm đó.

Đại Dịch Covid-19

Bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào khoảng cuối năm 2023, có tên gọi ban đầu là Virus Corona 2023. Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.

Hiện nay đã có một số loại vắc xin chống Covid-19 với những hiệu quả đáng kể.

Ngoài những dịch kể trên còn có một số loại bệnh dịch khác như Bệnh Than, Bệnh Sốt Phát Ban, Bệnh Phong,…

Edward Jenner – Người Phát Minh Ra Vắc Xin

Edward Jenner, một bác sĩ sống ở Berkeley (Gloucestershire)- Anh quốc. Vào năm 1796 khi ông lấy mủ từ một vết thương đậu mùa để tiêm cho một cậu bé tám tuổi, James Phipps.

Dựa trên mười hai thí nghiệm như vậy và mười sáu lịch sử trường hợp bổ sung mà ông đã thu thập được từ những năm 1770, Jenner đã xuất bản một văn bản kinh điển trong biên niên sử của y học: Điều tra về Nguyên nhân và Tác dụng của Variola Vaccine. Việc lấy vi trùng từ động vật mắc bệnh và làm cho vi rút yếu sau đó tiêm vào cơ thể người qua đường máu được Jenner gọi là vaccination.

Theo ông, khi loại vi khuẩn bị suy yếu được tiêm vào người, cơ thể sẽ tự phát sinh ra một yếu tố kháng lại bệnh đó. Vì thế, những người đã được tiêm sẽ không mắc bệnh đậu mùa nữa. Ông không những áp dụng phương pháp này cho cậu bé James Phipps mà còn áp dụng ngay trên cả chính con trai ông. Ông khẳng định rằng, bệnh thủy đậu bảo vệ con người khỏi sự lây nhiễm bệnh đậu mùa và đặt nền móng cho vắc xin hiện đại.

Hơn nữa, Jenner đã áp dụng các phương pháp quan sát và thử nghiệm khoa học. Cuối cùng thực hiện một trong những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới. Do đó, ông đã có thể đưa ra một giải pháp thay thế cho sự thay đổi (việc truyền mủ có kiểm soát từ tổn thương đậu mùa hoạt động của một người sang cánh tay của người khác, thường là tiêm dưới da), đã được thực hiện ở châu Á từ những năm 1600 và ở châu Âu và châu Mỹ thuộc địa đầu những năm 1700.

Vai Trò Của Vắc Xin Trong Chống Các Loại Dịch Bệnh

Có thể nói việc nhà khoa học Jenner phát minh ra vắc xin vào năm 1796 là một thành tựu Y học vĩ đại của nhân loại. Kể từ khi vắc xin ra đời loài người đã thực sự có được một loại vũ khí siêu hạng, sắc bén nhất, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Về bản chất việc tiêm chủng chính là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội.

Vắc xin có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh có khả năng biến chứng, để lại di chứng và gây tử vong. Tiêm vắc xin làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng bằng cách phối hợp với hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể để hình thành nên khả năng miễn dịch với những tác nhân gây bệnh cụ thể một cách an toàn. Vai trò của vắc xin là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tạo ra khả năng miễn dịch.